CẢM NHẬN VÀ TRỰC GIÁC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Sau hoàng hôn là bình minh

Go down

Sau hoàng hôn là bình minh Empty Sau hoàng hôn là bình minh

Bài gửi  Teacher Sat Dec 18, 2010 3:00 pm

Bài “Buổi hoàng hôn của khoa học" (Tia Sáng số 18/2003) của Phạm Việt Hưng với nhiều thông tin cùng suy tư về bản chất và định hướng của khoa học về khả năng nhận thức của con người - Tôi xin trình bày một số suy nghĩ góp thêm thêm tiếng nói trước khi các bậc thức giả lên tiếng.

John Horgan là người chuyên viết về khoa học, với 40 năm làm biên tập viên cho tạp chí Scientific American lừng danh thế giới. Cuối thế kỷ trước, ông gây sốc cho giới khoa học, nhất là cho công chúng không chuyên, khi công bố tác phẩm Chấm dứt khoa học (The End of Science). Quan điểm của ông là những ngày tốt đẹp nhất để khám phá đã đi qua. Nói cách khác, khoa học đang đối mặt với những giới hạn nhận thức không the vượt qua; và chớ khờ khạo tin theo các nhà khoa học mà cho rằng, dường như chiếc Ly Thánh (Holy Grail) đang chờ ta ngay sau lối rẽ.

Theo nhiều nhà khoa học, quan điểm này của Horgan cần được tiếp thu một cách có phê phán. Đó là lý do số đặc biệt " Thời đại khám phá mới’ năm 1998 của tuần báo Time đặt bài “Kết thúc con đường” của Horgan bên cạnh bài “Khởi phát mặt trận mới” của John Maddox, nhà vật lý lý thuyết mang tước hiệp sĩ từng hai lần làm Tổng biên tập Tạp chí Nature nức tiếng toàn cầu trong 22 năm. Maddox cho rằng, con người thời Phục hưng 500 năm trước không thể biết khoa học ngày nay tiến bộ đến mức nào, vậy tại sao chúng ta lại đặt giới hạn cho 500 năm sau?

Riêng trong lĩnh vực vật lý nhiều lần người ta nhắc tới buổi hoàng hôn hay sự chấm hết. Khi Max Plank quyết định theo học vật lý, một người thân, hình như là dược sĩ, ngăn ông với lý do vật lý sắp kết thúc. Vì không nghe theo lời khuyên chí tình đó mà Plank trở thành người khai phá kỷ nguyên vật lý hiện đại vào đúng năm 1900. Rồi năm 1928, nhà vật lý đoạt giải Nobel Max Born phát biểu: "Vật lý, như chúng ta quan niệm, sẽ kết thúc trong vòng 6 tháng”. Và này là “đòn trời giáng” của Horgan, khi ông cho rằng vật lý đã tới ngày tận, vì ông nghi ngờ "lý thuyết về mọi thứ”, lý thuyết lớn nhất của vật lý hiện đại. Sự nghi ngờ đó dường như xác đáng khi ngay cả những nhà vật lý khả kính nhất như Sheldon Glashow hay Roger Penrose cũng tỏ ra đồng tình.

Cần nhấn mạnh rằng, ở đây thói huênh hoang của các nhà vật lý đã làm hại chính họ, khi không chỉ giới không chuyên, mà nhiều nhà khoa học phi vật lý cũng hiểu lầm cái tên "lý thuyết về mọi thứ”. Đã là lý thuyết về mọi thứ thì nó phải có khả năng trả lời mọi câu hỏi về vũ trụ, kể cả bản chất của ý thức. Nhà triết học David Chalmer đã viết trong "Những bí ẩn của tâm tư” số đặc biệt năm 1997 của Scientific American như vậy. Nhưng giới vật lý không có cuồng vọng đó, lý thuyết cuối cùng chỉ đơn giản là sự thống nhất giữa thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Cụ thể hơn nữa, nó thống nhất bốn tương tác vật lý trong tự nhiên (hấp dẫn, điện từ, yếu và mạnh) thành một. Nó là "dấu hiệu chấm dứt của một kiểu vật lý: tìm kiếm một lý thuyết bao quát được tất cả sự kiện của khoa học vật lý”, theo lời Nobel gia Steven Swenberg, người có công thống nhất hai tương tác yếu và điện từ. Vì toàn bộ thế giới vật lý được vận hành nhờ bốn tương tác, nên lý thuyết siêu thống nhất, nếu thành công, quả thực là lý thuyết cuối cùng hay lý thuyết về mọi thứ. Suy đến cùng thì toàn vũ trụ, kể cả con người, đều từ cái một đó mà ra.Chẳng lẽ lại có sự can thiệp siêu nhiên thường hằng nào đó Vì thế nghi ngờ “liệu có thể có một lý thuyết về mọi thứ như vật lý đang theo đuổi hay không”? Để tránh hiểu lầm, xin lưu ý rằng, có lý thuyết là một chuyện, nhưng con người có tìm ra hay không và tìm ra như thế nào lại là chuyện khác. Đó là lý do Giashow hay Penrose nghi ngờ những lý thuyết hiện hành cụ thể. Giashow thì nghi ngờ lý thuyết dây (xem bản thể vũ trụ là các dây dao động, chứ không phải là các hạt). Còn Penrose, lừng danh với tước hiệp sĩ và các tác phẩm Bộ quần áo mới của Hoàng đế hay Cái bóng của tâm trí (dùng cơ học lượng tử để giải thích nguồn gốc ý thức), "nói rõ rằng ông không tin vào bất cứ lý thuyết nào hiện nay”, nhưng không phải vì ông không tin lý thuyết về mọi thứ. Lý do rất đơn giản: chính ông cũng đang phát triển lý thuyết twistor, một trong ba tiếp cận hiện nay (xem Stenphen Hawking & Roger Penrose, Bản chất không thời gian, Nxb Đại học Princeton, 1996). Xin nhấn mạnh thêm rằng, chắc chắn Penrose phản đối quan điểm về giới hạn của khoa học, vì ông luôn tìm hiểu xem khoa học có chỉ ra đứng bản chất của hiện thực hay không. Đó là lý do Stephen Hawking xem Penrose là người theo chủ nghĩa Platon (về những ý niệm tuyệt đối).

Cũng không nên quên thực tế là sau mỗi một cuộc khủng hoảng thường sẽ có một cuộc cách mạng mới trong nhận thức Lịch sử phát triển vật lý thế kỷ XX là minh chứng cho điều đó. Và chúng ta hoàn toàn có cơ sở đế hy vọng vào sự “khởi phát mặt trận mới”, theo lời Maddox, trong tương lai không quá xa. Trong các lĩnh vực phi vật lý, vì kiến thức quá ít ỏi nên tôi không dám nhiều lời, chỉ xin nhấn mạnh thêm vài điểm. Chẳng hạn với câu hỏi “Liệu có thể có trí thông minh nhân tạo hay không?”, câu trả lời phụ thuộc vào quan niệm về trí tuệ nhân tạo. Nếu xem trí tuệ nhân tạo phải thông minh bằng hay hơn con người thì câu trả lời là không (theo định lý bất toàn Godel, bộ não không thề tự hiếu bản thân nên không thể tạo ra một trí tuệ bằng và vượt mình) . Nếu quan niệm trí tuệ nhân tạo tuy kém con người nhưng cũng đủ thông minh thì quả thật chúng ta đã, đang và sẽ có “ trí thông minh nhân tạo” ngày càng tinh xảo và hữu ích.

Quan niệm của Chaitin về chân lý toán học cũng rất thú vị. Nửa thế kỷ trước, Eugene Wigner từng ngạc nhiên về "tính hiệu quả vô lý của toán học” trong việc mô tả tự nhiên. Mới đây nhà thiên văn John Barrow viết cuốn "Số trên bầu trời” diễn giải kỹ càng và suy nghiệm sâu sắc về tính hiệu quả đó. Tại sao vũ trụ lại cho phép toán học làm được điều kì diệu như thế. Nhiều người cho rằng, đó là do vũ trụ được thiết kế. Nên các lý thuyết khoa học không thể khác với những gì đã và sẽ được phát kiến. Tuy nhiên những thành tựu mới trong vũ trụ học như lý thuyết đa vũ tru hay vũ trụ lạm phát tự sinh sản (seft – producing inflationary universe) lại đưa ra lời giải khác. Theo đó thì bản thân vũ trụ chúng ta cũng chỉ là một sự tình cờ may mắn khi ngẫu nhiên có hệ qui luật phù hợp. Vô vàn các vũ trụ khác có hệ quy luật hoàn toàn khác, có thề không phù hợp cho sự phát triền trí tuệ. Có lẽ vì thế mà "các chân lý toán học đúng chẳng cần phải có một lý do nào cả. Chúng đúng một cách bất ngờ hoặc ngẫu nhiên”. Bản thân vũ trụ cũng ngẫu nhiên và bất ngờ, cũng không cần một lý do nào kia mà!

Việc bàn về giới hạn của nhận thức, về khủng hoảng của khoa học… có lẽ thích hợp hơn với phương Tây, nơi khoa học đã phát triển dến mức dường như thái quá. Ở những nơi khoa học còn đang nẩy mầm như nước ta, nói chung không nên theo phương Tây mà chế bai khoa học, chê bai phương pháp phân tích. Họ đang tự phê bình để tiến bộ nhiều hơn đấy!

Có thể bị xem là thực dụng, nhưng không nên quên rằng, những suy tư về lý thuyết cuối cùng, về giới hạn của nhận thức, về nhận thức khoa học… tuy thú vị và hữu ích nhưng vẫn không quan trọng và thiết thực đối với nhân loại bằng những nghiên cứu giàu tính thực tiễn hơn.

Và “thật là kỳ lạ, hơn 25 thế kỷ trước, bằng kinh nghiệm và trực giác thiên tài. Khổng tử đã khẳng định rằng nhận thức có giới hạn mới thực sự được coi là nhận thức”. Nhiều học giả tỏ ra rất tự hào với việc đi trước của phương Đông như thế (chẳng hạn xem Đạo của vật lý của Fritjof Capra, Nxb Trẻ, 1999). Về thực chất quan niệm của Khổng Tử, bạn đọc có thể tham khảo ý kiến của Cao Xuân Hạo trong bài (Bảy khúc biến tấu trên một chủ đề của Khổng Phu tử”, Văn nghệ số 19, 10/5/2003. Quan niệm đó có thể nói gọn như sau: Biết thì lấy làm biết, không biết thì lấy làm không biết, ấy là biết. Ở đây, Khổng tử chủ yếu nói về tính khiêm cung, về cách ứng xử của người quân tử, chứ không phải về nhận thức học như ngày nay ta cố tình gán ghép. Hơn nữa, nếu thấy các triết thuyết và tôn giáo phương Đông xưa có những quan điềm mơ hồ mà dường như khoa học phương Tây làm sáng tỏ thì cũng không nên cho rằng, điều đó chứng tỏ phương Đông dã đi trước, đã vượt xa, dã trình bày tất cả dưới một ngôn ngữ khác. Phương Tây xưa cũng không thiếu những lý thuyết mang tính sơ bộ, trực quan, mơ hồ và cảm tính như vậy. Và ta có thể hiểu rõ mối tương quan trong nhận thức luận Đông Tây nếu nhân loại trải qua các quá trình tam đoạn: đầu tiên là giai đoạn tổng hợp sơ bộ, sau đó là giai đoạn tổng hợp phân tích, cuối cùng là giai đoạn tổng chung kết. Và chỉ nhờ quá trình phân tích Tây phương, hệ quan điểm tổng hợp sơ bộ Đông phương mới có thể hiện diện trong những lý thuyết "tổng hợp chung kết" về vũ trụ và con người mà ta đang chứng kiến. Đến lượt mình, những lý thuyết “tổng hợp chung kết” đó lại trở thành những quan điểm "tổng hợp sơ bộ” cho chu trình nhận trực tiếp theo. Và nhân loại từng bước vươn tới những vì sao (xin nhấn mạnh rằng, quan niệm trên là sự tiếp thu và phát triển ý tưởng của cố học giả Cao Xuân Huy trong Tư tưởng phương Đông gọi những điểm nhìn tham chiếu (Nxb Văn hóa, 1995, trang 75) về quá trình tam đoạn của tư duy con người. Người viết xin được bày tỏ sự biết ơn và lòng kính trọng chân thành tới một trong những học giả tiêu biểu nhất của chúng ta trong thế kỷ vừa đi qua.

Có thể thấy rõ hơn quan niệm trên qua chính thí dụ về lý thuyết cuối cùng của vật lý. Lý thuyết cuối cùng là sự " tổng hợp chung kết” của hai nền tảng vật lý hiện đại là tương đối và lượng tứ luận. Sự thống nhất bốn lực thành một siêu lực duy nhất đó xẩy ra tại Big Bang. Vụ nổ lớn sinh ra toàn vũ trụ. Chỉ cần đặt câu hỏi, Vậy cái gì sinh ra vụ nổ lớn? cho những khám phá tương lai. Và mỗi thế hệ nhà khoa học đều có lý thuyết cuối cùng của riêng mình.

Có lẽ cũng nên lưu ý thêm một điểm. Việc bàn về giới hạn của nhận thức, về khủng hoảng của khoa học… có lẽ thích hợp hơn với phương Tây, nơi khoa học đã phát triển đến mức dường như thái quá. Điều đó khiến nhiều học giả lo lắng cho sự tự mãn của loài người nói chung, của giới khoa học nói riêng, nếu có ở những nơi khoa học còn đang nẩy mầm như nước ta, sự lo lắng đó dường như không thỏa đáng. Nói chung ta không nên theo phương Tây mà chê bai khoa học, chê hai phương pháp luận phân tích. Họ đang tự phê bình để tiến bộ nhiều hơn đấy! Suy cho cùng thì sự chê bai đó là dấu hiệu chưa hiểu phương Đông thấu đáo. Thuyết cân bằng âm dương dạy ta rằng, phương Tây cần thêm tư duy tổng hợp còn phương Đông cần phát triển tư duy phân tích. Cũng như thế, phương Tây cần thêm tư duy cảm tính, còn phương Đông cần thêm tư duy lý tính.

Thực ra theo giả thuyết tam đoạn nói trên, nói tư duy phương Đông thiên về tổng hợp, phương Tây thiên về phân tích là không đúng. Phương Tây đã vượt qua giải đoạn tổng hợp sơ bộ từ lâu và đang đưa tư duy phân tích lên mức phát triển rất cao. Hơn thế nữa, họ cũng đã bước vào giai đoạn tổng hợp chung kết, khi đưa ra các lý thuyết về nguồn gốc vũ trụ và con người. Chẳng hạn chính nhờ đi sâu vào thế giới vi mô (phân tích) mà họ lại bắt đâu hiểu được nguồn gốc vũ trụ (tổng hợp chung kết).

Năm 2002, hơn 2000 người Trung Quốc đến Trung tâm hội thảo quốc tế Bắc Kinh nghe Hawking nói về việc áp dụng lý thuyết dây (cực vi) vào vũ trụ học (cực vĩ) với chủ đề “Thế giới màng mới” (Brane New Word). Tấm biểu ngữ ở đại sảnh: "Hãy nghe tiếng nói của khoa học vĩ đại, hãy hiểu lối tư duy của khoa học vĩ đại” cho thấy những người bạn láng giềng của chúng ta, những người phương Đông hơn bất cứ một người phương Đông nào khác, đã có cái nhìn đúng đắn về bản chất khoa học, về nhận thức học, về mối quan hệ Đông Tây… Có phải tự nhiên mà họ đưa được người lên vũ trụ đâu!

Cuối cùng, có thể bị xem là thực dụng, nhưng không nên quên rằng, những suy tư về lý thuyết cuối cùng, về giới hạn của nhận thức, về nhận thức học… tuy thú vị và hữu ích, nhưng cũng không quan trọng và thiết thực đối với nhân loại bằng những nghiên cứu giàu tính thực tiễn hơn. Đó là lý do ngay các nhà vật lý thực nghiệm từng đoạt giải Nobel cũng kịch liệt phản đối đề án máy gia tốc Siêu va chạm siêu dẫn SSC, khiến Quốc hội Mỹ tự tin hơn khi ngưng chi tiền, ngay cả khi hệ đường hầm đã xây xong một nửa với phí tổn lên đến 2 tỷ đô la.
Đỗ Kiên Cường
Tạp chí Tia Sáng
Nguồn: Tạp chí Tia Sáng
Teacher
Teacher

Tổng số bài gửi : 507
Join date : 28/10/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết